4 BƯỚC KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ DÀNH CHO KẾ TOÁN

Kế toán đã là một công việc quen thuộc và khá phổ biến hiện nay. Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp đã quá rõ ràng. Nhưng bạn còn đang lo lắng về kinh nghiệm cũng như nghiệp vụ chưa vững? Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong nghiệp vụ kế toán cơ bản.

Bước 1: Xác định loại hình Doanh nghiệp (DN)

  • Nếu là DN Sản xuất: Đặc trưng DN này buộc phải tính giá thành.
    • Tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất như sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang; Sản phẩm hoàn thành được nhập kho sử dụng TK 155: Thành phẩm.
  • Nếu là DN Thương mại: Đặc trưng của DN Thương mại là mua đi bán lại => Nên phải nắm cách tính giá xuất kho, chiết khấu, giảm giá, khuyến mại, hàng bị trả về,…
    • Loại hình không tính giá thành, nên mọi nghiệp vụ tập trung ở hàng tồn kho TK 156
  • Nếu là DN Xây Dựng: Phải hiểu và biết đọc dự toán; Tính giá thành chi tiết cho từng các đối tượng công trình thi công, thời điểm nghiệm thu xuất hóa đơn,…
    • Tập hợp ở Tài khoản đầu 6 như TK 621, 622, 627 và kết chuyển sang TK 154 ≥ TK 632

Bước 2: Sắp xếp chứng từ

Nên sắp xếp theo thứ tự như sau:

  1. Sắp xếp và đóng cuốn Khai báo thuế.
  2. Sắp xếp hóa đơn đầu ra và đầu vào theo các phương pháp: Số hóa đơn tăng dần, theo vần , theo ngày tháng,…
  3. Các chứng từ thu chi.
  4. Hợp đồng kinh tế.
  5. Các chứng từ bảo hiểm và hồ sơ lao động.
  6. Các chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
  7. Chứng từ khác.
  8. Hóa đơn theo Tờ khai báo thuế đã nộp lần lượt theo Phụ lục Bán Ra và Mua Vào trong kỳ kê khai.
  9. In toàn bộ tờ khai thuế & Thông báo đã nộp thuế điện tử thành công.
  10. Hóa đơn đầu vào theo thứ tự của Tờ khai thuế: Sắp theo thứ tự Tờ khai = Thứ tự hóa đơn đầu vào Liên Đỏ theo kỳ Tháng/Quý.
  11. Hóa đơn đầu Ra theo thứ tự của Tờ khai thuế: Sắp theo thứ tự Tờ khai = Thứ tự hóa đơn đầu ra liên Xanh theo kỳ Tháng/Quý.
  12. Xem xét các yếu tố của hóa đơn: Tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ như “Thông tin DN; Nội dung hàng hóa,…”.

Bước 3: Lên sổ sách kế toán

  • Quy trình lên sổ sách: Hóa đơn chứng từ => Nhật ký chung => Lên Sổ cái => Cân đối phát sinh => CĐKT, KQKD, LCTT.
  • Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế.
  • Kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn: Tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
  • Hiểu được bản chất các nghiệp vụ phát sinh theo các hóa đơn chứng từ đầu vào.
  • Phân loại đối tượng: Đối tượng nào là chi phí; Đối tượng nào là doanh thu; Đối tượng nào là các khoản thu, các khoản chi,… Mỗi đối tượng có bộ hồ sơ đi kèm đầy đủ.
  • Nhập chứng từ vào phần mềm, định khoản nghiệp vụ đúng và đủ, kết chuyển các bút toán cuối kỳ => Để ra lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Cân đối lãi lỗ, cân đối doanh thu so với chi phí, tính giá thành, cân đối lãi lỗ giá thành sản xuất,…

Bước 4: Khóa sổ và lên BCTC

1.Cần rà soát kỹ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra đầy đủ hồ sơ:

  • Kiểm tra công nợ có bị hạch toán nhầm đối tượng?
  • Xem các yếu tố hàng tồn kho đã đúng, có âm, hoặc khác?
  • Kiểm tra chi phí có tương ứng doanh thu?
  • Xem các yếu tố về tiền mặt, tiền gửi?
  • Xem các yếu tố về các khoản vay?
  • Xem các khoản yếu tố giá thành?
  • Xem các yếu tố lao động tiền lương?
  • Kiểm tra các yếu tố bất thường khác?

2. Sau khi sổ sách hoàn thành => Căn cứ số liệu tổng hợp từ file mềm để bạn lên BCTC theo qui định.

3. Báo cáo tài chính đầy đủ gồm:

  • Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN.
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN.
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN.

Ngoài việc trau dồi kỹ năng nghiệp vụ kiến thức, các bạn kế toán mới ra trường nên tìm tòi, học hỏi một số phần mềm kế toán để giúp nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Việc áp dụng phần mềm kế toán sẽ giúp tăng độ chính xác trong tính toán, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc.

Nguồn: Bùi Thúy Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *