Các xác định tài khoản NỢ-CÓ dễ dàng mà không cần học thuộc hệ thống tài khoản TT200

Việc phải xác định và học thuộc danh mục hệ thống tài khoản Thông tư 200 sẽ rất khó khăn với kế toán đặc biệt là các bạn sinh viên ra trường mới đi làm. Cách xác định được nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra ảnh hưởng đến những đối tượng kế toán nào và làm sao biết được đối tượng đó tăng hay giảm cũng như làm sao biết được đối tượng đó ghi Nợ hay ghi Có mà không cần học thuộc danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200. Và sau khi xác định được đối tượng đó tăng hay giảm rồi thì có thể xác định ngược lại là đối tượng đó thuộc tài khoản nào trong danh mục hệ thống tài khỏan Thông tư 200. Cùng tham khảm bài viết dưới đây nhé!

Nguyên tắc

Khi đi làm thì chúng ta cầm trên tay bộ chứng từ. Và chúng ta phải phân tích bộ chứng từ đó ảnh hưởng ít nhất 2 đối tượng kế toán trong bộ chứng từ đó (Hay còn gọi là 2 tài khoản trong danh mục hệ thống thông tư 200) và trong đó phải có 1 đối tượng ghi tăng và 1 đối tượng ghi giảm hoặc cả 2 đối tượng ghi tăng, hoặc cả 2 đối tượng ghi giảm . Trong 2 đối tượng kế toán đó phải có 1 bên ghi Nợ và 1 bên ghi Có .Và tổng sổ tiền ghi bên Nợ phải bằng tổng số tiền ghi bên Có. 

Ví dụ: Ngày 01-01-2020 rút tiền gửi ngân hàng ACB về nhập quỹ Tiền mặt là 10.000.000 (Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ACB)

Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng tiền gửi ngân hàng giảm và dối tượng tiền mặt tăng

Cần phải xác định 2 đối tượng đó là thuộc dạng tài sản hay nguồn vốn, doanh thu hay là chi phí.

Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng tiền gửi ngân hàng và tiền mặt đều là thuộc dạng tài sản (Vì 2 đối tượng này thuộc quyền kiểm soát và quản lý của doanh nghiệp)

Sau khi bạn đã xác định nó thuộc loại nào rồi (Tài sản hay Nguồn vốn; Doanh thu hay Chi phí).  Khi xác định được nó tăng hay nó giảm. Tiếp theo cần phải thuộc tính chất tăng giảm của (Tài sản; Nguồn vốn; Doanh thu; Chi phí) ghi Nợ hay ghi Có của mỗi loại thì các bạn sẽ biết được ghi Nợ và Ghi Có.

  • Tính chất tài khoản loại 1 ;2 (Tài sản): là tài sản thuộc sở hữu của Công ty Phát sinh tăng ghi bên Nợ và phát sinh giảm ghi bên Có. Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên nợ. (Đây là nguyên tắc chúng ta phải thuộc mà không nên hỏi vì sao như vậy). Tài sản thì mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai
  • Tính chất tài khoản loại 3;4 (Nguồn vốn): Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, bất kỳ 1 tài sản nào cũng có nguồn hình thành (Có 2 nguồn hình thành nên tài sản là Nợ phải trả loại 3 và vốn tự có loại 4.) Học thuộc tính chất tài khoản loại 1;2 suy ra tính chất của tài khoản 3;4 (Nguồn vốn) ngược lại loại 1;2 : Tính chất loại 3 ;4 là Phát sinh tăng ghi bên Có và phát sinh giảm ghi bên Nợ. Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên Có.
  • Tính chất của loại 5;7(Doanh thu) khi phát sinh tăng doanh thu ghi bên Có ,phát sinh giảm ghi bên nợ là do cuối tháng kết chuyển vào loại 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ. Và doanh thu phát sinh khi chúng ta bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
  • Tính chất của loại 6;8 (Chi phí): Học thuộc tính chất 5;7 suy ra tính chất 6;8 (Chi phí) ngược lại 5;7 . Khi phát sinh tăng chi phí ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có là do cuối tháng kết chuyển vào loại 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ. Chi phí chỉ mang lại lợi ích kinh tế trong kỳ hiện tại mà nó phát sinh , không mang lại lợi ích kinh tế trong những kỳ kế toán tiếp theo.


Tài khoản loại 1;2;6;8: Phát sinh TĂNG ghi bên Nợ, phát sinh GIẢM ghi bên Có;

Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại, phát sinh TĂNG ghi bên Có, phát sinh GIẢM ghi bên Nợ.

Trước mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm.

Về số dư tài khoản:

  • Tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ; Số dư cuối kỳ bên nợ=Số dư đầu kỳ bên nợ 1;2+Phát sinh tăng bên nợ-Phát sinh giảm bên có.
  • Tài khoản loại 3;4 có số dư bên Có; Số dư cuối kỳ bên có=Số dư đầu kỳ bên Có 3;4+Phát sinh tăng bên có-Phát sinh giảm bên Nợ
  • Tài khoản loại 5;6;7;8;9 không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu vào tài khoản 911. Do đó số dư = 0. Tổng phát sinh bên nợ phải bằng tổng phát sinh bên có).

Vậy với ví dụ này: Ngày 01-01-2020 Rút tiền gửi ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt là 10.000.000

  • Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng tiền gửi ngân hnagf giảm và tiền mặt tăng.
  • Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượngtiền gửi ngân hnagf và tiền mặt đều là tài sản.
  • Vậy trong 2 đối tượng trên tiền mặt ghi Nợ (tài sản tăng) và tiền gửi ngân hàng ghi Có (tài sản giảm).

Sau khi các bạn đã xác định được những đối tượng kế toán nào rồi cũng như xác định được loại đối tượng kế toán là (Tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và cũng đã xác định được tăng giảm của từng đối tượng kế toán cũng như xác định được Ghi nợ và Ghi có của từng đối tượng kế toán. Sau đó dò từng đối tượng kế toán đó là tài khoản nào trong danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200.

Với ví dụ trên thì tiền mặt dò trong danh mục hệ thống tài khoản Thông tư 200 là Tài khoản 1111; Tiền gửi ngân hàng dò trong danh mục hệ thống tài khoản Thông tư 200 là tài khoản 1121. Vậy sẽ ghi như sau:

  • Nợ Tiền Mặt (Nợ 1111): 10.000.000

    • Có Tiền gửi ngân hàng ACB (Có 1121): 10.000.000


Ví dụ  : Khách hàng A trả tiền mặt cho Công ty là 10 triệu đồng vào ngày 05-05-2020. Mà khách hàng A mua thiếu từ tháng 2/2020. Nên ngày 05-05-2020, khách hàng A đến Công ty để trả tiền mặt

Xử lý tình huống:

  • Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Phải thu khách hàng. Tiền mặt tăng và Phải thu khách hàng giảm
  • Tiền Mặt và Phải thu khách hàng đều là TÀI SẢN. Bởi vì mình có quyền kiểm soát tiền mặt và có quyền kiểm soát khoản phải thu khách hàng nên nó là TÀI SẢN.
  • Tiền Mặt tăng Ghi Nợ (Vì là tài sản) và Phải thu khách hàng giảm Ghi Có (Vì là tài sản)
  • Dò trong danh mục hệ thống thông tư 200 thì Tiền Mặt là tài khoản 1111. Phải thu khách hàng là tài khoản 131

    • Nợ 1111 (Tiền Mặt): 10 .000.000

      • Có 131 (Phải thu khách hàng): 10 .000.000

Ví dụ: Tạm ứng tiền mặt cho Ông T đi công tác Hà Nội 2 ngày là 10 triệu (Nghiệp vụ này ảnh hưởng là tạm ứng và tiền mặt. Vậy tạm ứng là tài khoản 141 và tiền mặt là tài khoản 111).

Xử lý tình huống:

  • Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Tạm ứng cho Ông T. Tiền mặt Giảm vì chi ra và Tạm ứng cho Ông T tăng (Vì Ông T đang giữ khoản tiền này của công ty để làm 1 công việc gì đó nên công ty đang theo dõi Ông T khoản tiền tạm ứng này)
  • Tiền Mặt và Phải thu khách hàng đều là TÀI SẢN. Bởi vì mình có quyền kiểm soát Tiền mặt và có quyền kiểm soát khoản tạm ứng này nên nó là TÀI SẢN.
  • Tiền Mặt chi ra nên Giảm Ghi Có (Vì là tài sản) và Tạm ứng tăng Ghi Nợ (Vì là tài sản)
  • Dò trong danh mục hệ thống thông tư 200 thì Tiền Mặt là tài khoản 1111. Tạm ứng là tài khoản 141

    • Nợ 141 (Tạm ứng): 10 .000.000

      • Có 1111(Tiền mặt): 10 .000.000

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *