Những điều cần biết khi làm kế toán cho nhiều công ty

Kế toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một kế toán có thể nhận làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp phù hợp theo khả năng và quy định của pháp luật. 

Dịch vụ kế toán không chỉ giúp doanh nghiệp làm các tác vụ liên quan đến tiền bạc. Mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành đúng theo quy định của pháp luật. Tất cả các công ty hiện nay đều phải sử dụng kế toán. Điều đó tạo nên một sức hút thực sự lớn đối với ngành nghề kế – kiểm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu thuê kế toán thường xuyên. Chính vì vậy họ cần sự viện trợ của dịch vụ kế toán để tiết kiệm chi phí phòng kế toán cho doanh nghiệp.

Các công việc cần làm khi kế toán cho nhiều doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán có thể chia làm ba loại chủ yếu như sau:

Kế toán thuế trọn gói:  Kế toán sẽ làm tất tần tật các công việc thuộc kế toán thuế như phát hành hóa đơn, giao dịch hành chính thuế, biên tập hóa đơn chứng từ, kê khai báo cáo thuế, ghi nhận sổ sách kế toán thuế, lập báo cáo tài chính, lập báo cáo quyết toán thuế (gồm cả thuế TNDN và thuế TNCN), hoàn thiện hồ sơ chứng từ liên quan đến số liệu về doanh thu, thu nhập và chi phí được trừ ghi nhận trong năm và cuối cùng là trách nhiệm giải trình số liệu kế toán thuế khi có quyết định thanh tra thuế. Đây là việc 'bận rộn' nhất và có thu nhập cao nhất, tuy nhiên bạn nên xem xét kỹ về thời gian và công việc chính của mình khi nhận 'trọn gói' thế này.

Kế toán thuế soát xét: Kế toán chỉ cần soát xét, đánh giá lại tính trung thực, hợp lý, hợp lệ của các báo cáo cũng như hồ sơ chứng từ theo định kỳ vì doanh nghiệp đã có nhân sự thực hiện các công việc khác.

Dịch vụ quyết toán thuế cuối năm: Kế toán sẽ nhận số liệu và chứng từ để thực hiện lập báo cáo quyết toán cuối năm, hoặc vất vả hơn là phải ghi nhận lại toàn bộ phát sinh trong năm rồi mới có thể thực hiện quyết toán. Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp có thay đổi bất ngờ về nhân sự hoặc gặp vấn đề nào đó mà không thể tự quyết toán cuối năm, đây có khả năng là 'ca khó' trong sự nghiệp kế toán dịch vụ của bạn vì nó đòi hỏi thời gian và sự tập trung cao để xử lý các 'chiến trường' dữ liệu này. Hãy chắc rằng phần mềm kế toán bạn đang sử dụng có hỗ trợ nhanh việc xử lý dữ liệu và lập báo cáo tự động nhé.

Nhưng cụ thể khi nhận kế toán cho doanh nghiệp, bạn cần phải làm những gì? Hãy tham khảo danh sách việc dưới đây:

  • Tổng hợp hóa đơn, chứng từ đầu vào – đầu ra hàng tháng.
  • Tính và nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, …
  • Hạch toán số liệu vào phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp.
  • Thực hiện kê khai và nộp báo cáo thuế hàng tháng, quý; báo cáo quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế.
  • Báo cáo số thuế phải nộp hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ.
  • In và đóng cuốn các loại sổ sách kế toán đã thực hiện
  • Làm việc, giải trình các số liệu đã hạch toán với các bên liên quan như: cán bộ thuế, cán bộ phòng thống kê, kiểm toán, ngân hàng, … khi có yêu cầu.
  • Tùy theo năng lực và hiểu biết, bạn còn có thể tư vấn cho doanh nghiệp cách tối ưu hóa chi phí – doanh thu nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật.

Một lưu ý nhỏ nữa là nếu bạn sử dụng phần mềm kế toán, hãy thỏa thuận trước với doanh nghiệp về bản quyền phần mềm bạn sử dụng. Lý tưởng nhất là tư vấn doanh nghiệp mua bản quyền riêng và bàn giao lại dữ liệu cũng như bản quyền phần mềm kế toán cho doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng.

Những lưu ý đối với kế toán làm cho nhiều công ty

Để làm tốt công việc này bạn phải có chuyên môn thì mới nắm bắt và hiểu được công việc, một nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không ai muốn tuyển một người chưa biết một chút gì để về đào tạo từ những thứ cơ bản nhất. Theo quy định của luật kế toán Việt Nam thì một cá nhân muốn hành nghề dịch vụ kế toán phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Để có thể tiến hành làm ngành dịch vụ kế toán, cá nhân doanh nghiệp trong ngành cần đáp ứng được những đòi hỏi sau:

  • Phải có chứng chỉ hành nghề kế toán. Hoặc chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
  • Những cá nhân có chứng chỉ hành nghề thuế chỉ được phép làm dịch vụ khai thuế, đại lý thuế và không được hành nghề kế toán.
  • Những cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán được phép làm dịch vụ kế toán và dịch vụ khai thuế. Song không được làm đại lý thuế.

Người làm dịch vụ kế toán phải thường xuyên làm kế toán cho ít nhất 2-3 doanh nghiệp trở lên. Vì vậy, điều kiện đầu tiên khi lựa chọn phần mềm kế toán là phải đáp ứng được nhu cầu làm việc với nhiều công ty để vừa đảm bảo được sự tiện lợi, vừa tiết kiệm được chi phí. Vì vậy cần phải lựa chọn phần mềm kế toán làm nhiều công ty phù hợp với cá nhân/công ty làm dịch vụ kế toán.

Cách lựa chọn phần mềm kế toán làm nhiều công ty 

Phần mềm đáp ứng được nhiều loại hình doanh nghiệp và cung cấp đầy đủ chế độ kế toán: Mỗi doanh nghiệp sẽ có sử dụng một chế độ kế toán khác nhau tùy theo quy mô của doanh nghiệp, đồng thời sẽ có một lĩnh vực hoạt động đặc thù riêng. Lời khuyên là bạn nên chọn phần mềm kế toán có thể tạo ra các dữ liệu riêng biệt cho mỗi doanh nghiệp với chế độ kế toán riêng cho doanh nghiệp đó.

Khả năng tự động hóa của phần mềm kế toán: Phần mềm có tính tự động càng cao thì bạn sẽ càng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức nhập liệu và lên sổ sách, góp phần tăng hiệu suất làm việc. Đơn cử như với phần mềm kế toán 1A, bạn hoàn toàn không phải làm các công việc như tính lại giá xuất kho và giá xuất quỹ mỗi khi sửa chữa chứng từ, không còn phải thực hiện khấu hao TSCĐ và CPTT vào mỗi cuối kỳ vì phần mềm đã tự động thực hiện phân bổ, không còn phải tự tính chênh lệch tỷ giá vì phần mềm cũng đã tự động tính theo chuẩn mực của TT200 và TT133 …

Tính linh hoạt của phần mềm: Tính linh hoạt được xét trên nhiều khía cạnh. Đầu tiên, phần mềm kế toán phải thường xuyên được cập nhật để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trong công việc kế toán, đặc biệt là kế toán cho nhiều doanh nghiệp, mỗi sự thay đổi về thông tư, nghị định, luật pháp của nhà nước đều có những ảnh hưởng đáng kể. Một phần mềm kế toán tốt phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó. Ngoài ra, khả năng tích hợp cũng là yếu tố xem xét phần mềm kế toán có tính linh hoạt hay không. Một phần mềm tốt thường được tích hợp với các dịch vụ khác, khiến cho kế toán làm việc thuận tiện hơn như: kết nối với cơ quan thuế, kết nối hóa đơn điện tử, …

Khả năng kiểm soát lỗi khi hạch toán: Việc nhập rất nhiều chứng từ của các công ty khác nhau nhiều lúc sẽ làm bạn rối và chắc chắn sẽ không tránh khỏi các sai sót. Tính năng tự động cảnh báo lỗi hạch toán (như cảnh báo lỗi âm kho, lỗi âm quỹ, … của phần mềm 1A) sẽ giúp bạn giảm tải các công việc kiểm tra đối chiếu phức tạp và bạn sẽ luôn tự tin với sổ sách không còn sai sót.

Tính dễ sử dụng của phần mềm kế toán: Một phần mềm dễ sử dụng đồng nghĩa với một phần mềm dễ phát huy tối đa hiệu quả. Phần mềm kế toán quá cồng kềnh, phức tạp sẽ gây nhiều khó khăn cho người sử dụng, dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất, gây ra sai sót. 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *