Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đều phải có vốn điều lệ, nhưng không phải công ty nào cũng cần có vốn pháp định. Vậy vốn điều lệ và vốn pháp định có giống nhau không?

1. Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì?

a. Vốn điều lệ

Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

b. Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề. Vốn pháp định xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

2. So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định

a. Giống nhau

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

b. Khác nhau

  Vốn điều lệ  Vốn pháp định
 Cơ sở xác định Khi thành lập công ty bắt buộc
phải đăng ký vốn điều lệ.
Vốn điều lệ có thể tăng hoặc
giảm trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp.
 Không phụ thuộc
vào loại hình doanh
nghiệp, được xác
định theo các ngành,
nghề kinh doanh cụ
thể.
Công ty dự định thành
lập có ngành, nghề kinh
doanh yêu cầu vốn pháp
định thì vốn góp phải tối
thiểu bằng vốn pháp
định.
 Mức vốn Không quy định mức vốn điều
lệ tối thiểu hoặc tối đa khi lập
công ty.
Góp vốn 90 ngày kể từ ngày
đăng ký.
Nếu đăng ký vốn điều lệ thấp
khó tạo niềm tin với khách
hàng khi giao dịch.
Còn đăng ký vốn quá cao so với
thực tế sẽ ảnh hưởng đến
nghĩa vụ tài chính của công ty.
Vốn không được nhỏ hơn vốn
pháp định với các ngành nghề
có điều kiện tương ứng.
Mức vốn pháp định là
cố định đối với từng
ngành , nghề.
Phải đáp ứng đủ khi
hoạt động kinh doanh
ngành nghề có điều kiện.
Một số trường hợp phải
ký quỹ theo quy định.

Vốn điều lệ và vốn pháp định cơ bản khá giống nhau về bản chất đều là vốn góp trong công ty. Đôi khi vốn điều lệ và vốn pháp định cũng phản ánh được trách nhiệm của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đối với các đối tác của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *